Nội dung bài viết được Tường Thịnh Land tổng hợp từ nhiều nguồn trên internet, sách báo và qua lời kể người đã chứng kiến, hi vọng sẽ đem đến cho độc giả một cái nhìn tổng quan về lịch sử hình thành khu đô thị Nam Sài Gòn nói chung và Khu đô thị Phú Mỹ Hưng nói riêng.
Để dễ hình dung, chúng ta sẽ lấy năm 1975 làm mốc thời gian lịch sử cho sự thai nghén quá trình quy hoạch nên khu đô thị Nam Sài Gòn ngày nay từ một vùng đất “đầm lầy chua mặn” mang tên Nhà Bè.
Tìm hiểu về cái tên Nhà Bè cũng có khá nhiều điểm thú vị, có thể tóm tắt như sau:
Thời điểm trước năm 1975 – Quy hoạch mở rộng cảng biển và xây dựng Khu chế xuất trên bán đảo Tân Thuận Đông
Sau năm 1975 – Đất nước mở cửa, chính thức bắt tay vào công cuộc xây dựng và đổi mới
Nhiều lần đi thực địa tìm hiểu các vùng đất, tôi dừng chân ở vùng đất có diện tích 300 ha trên bán đảo Tân Thuận Đông huyện Nhà Bè (nay thuộc phường Tân Thuận Đông quận 7) vì vùng này có nhiều điều kiện thuận lợi: gần cảng Tân Thuận, gần nguồn lao động từ cư dân quận 4 và quận 8, cách trung tâm TP không xa. […] nhiều người cho rằng sự lựa chọn này quá mạo hiểm vì đây là vùng đầm lầy, nền đất yếu, con trâu nhảy xuống còn chìm huống gì đặt nhà máy. Nhưng tôi vẫn tin vào cách nhìn của mình. Bởi nếu các con đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Hàm Nghi (Quận 1) có thể từ vùng sình lầy ngày xưa phát triển thành khu dân cư, mua bán sầm uất như ngày nay thì vùng đất Nhà Bè cũng có thể xây dựng khu chế xuất. Hơn nữa, từ đây có thể thực hiện hàng loạt chương trình đầu tư để đưa TPHCM phát triển ra biển Đông.
Dù không trực tiếp nhắc lại bản quy hoạch cũ trước năm 1975, nhưng có thể thấy tầm nhìn của ông Phan Chánh Dưỡng có sự trùng hợp với những đánh giá trước đó của thời trước về tiềm năng của vị trí đặt khu chế xuất.
Sau khi được sự đồng ý của lãnh đạo thành phố về ý tưởng xây dựng khu chế xuất, việc đầu tiên và cũng là quan trọng nhất lúc bấy giờ là phải tìm được đối tác đầu tư. Chúng ta cần phải hiểu thêm về hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ:
Và cuối cùng, cũng đã chọn được đối tác đồng ý tham gia vào dự án Tân Thuận này đó là Tập đoàn Central Trade & Development Group (CT&D) đến từ Đài Loan. Cũng phải nói thêm là trước đó tập đoàn này cũng đã có tham gia đầu tư vào khai thác gỗ tại nước ta và quá trình tham vấn Khu chế xuất Tân Thuận năm 1974.
Tìm hiểu thêm về Tập đoàn CT&D và Chủ tịch Lawrence S.Ting?
Đầu tiên, để khắc phục hạn chế của Khu chế xuất là vị trí ngõ cụt về giao thông nên mở rộng tuyến đường Bình Thuận (sau này đổi thành Nguyễn Văn Linh) dài 17,8 km, lộ giới 120m, 6 làn cao tốc, 4 làn song hành theo hình thức BT (xây dựng-chuyển giao).
Từ đó, một khu vực phát triển đô thị mới rộng gần 3.000 ha dọc theo đại lộ Nguyễn Văn Linh có tên gọi Khu đô thị Nam Sài Gòn ra đời.
Bài 2: Phú Mỹ Hưng – Khu đô thị trung tâm Nam Sài Gòn
Công ty bất động sản Tường Thịnh Land
Chuyên nhận kí gửi, mua bán sản phẩm căn hộ, nhà phố, đất nền tại khu Nam Sài Gòn, đặc biệt là Khu đô thị Phú Mỹ Hưng
Hotline: 0901 359 733
BÀI VIẾT LIÊN QUAN